Tổng quan biện pháp thi công SEMI – TOP DOWN

Mục lục

Giới thiệu chung về biện pháp thi công semi – topdown

Biện pháp thi công semi – topdown, tiếng anh là semi -Topdown construction method, là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà cao tầng, theo phương pháp từ trên xuống, khác với thi công bottom – up  thi công từ dưới lên

Trong công nghệ semi- topdown, kết cấu chắn giữ chính là tường vây và hệ sàn dầm của tầng hầm. Để thi công được được các tầng hầm trước tiên phải thi công tường vây bao quanh công trình  (sau này tường vây được dùng làm kết cấu bao che cho  toàn bộ các tầng hầm) và cọc khoan nhồi . Sau đó mới thi công các sàn hầm từ trên xuống, trong quá trình đào đất đi xuống sàn và dầm tầng hầm làm việc như 1 hệ thanh chống.

Trong một số trường hợp sàn trệt cao hơn mặt đất tự nhiên. Khi đó sàn trệt được thi công bằng phương pháp từ dưới lên, đào đất xuống dưới sau đó chống cốp pha, giàn giáo lên để thi công sàn trệt. Khi thi công xong sàn trệt các sàn còn lại sẽ được thi công theo biện pháp semi – topdown.

Các cọc khoan nhồi bê tông nằm dưới móng chỉ được thi công tới cốt móng sau đó cấm các thép hình (kingpost) vào cọc khoan nhồi, các kingpost này là kết cấu chịu lực chính trong quá trình thi công phần hầm.

Quá trình đào đất trong tầng hầm dùng các xe máy đào kích thước nhỏ để có thể di chuyển dễ dàng và đất được lấy thông qua các lỗ mở.

Sau khi thi công xong các sàn và phần móng ta tiến hành vá các lổ mở và đi lên

Ưu điểm của biện pháp thi công semi – todown

  • Áp dụng cho những công trình cao tầng, có nhiều tầng hầm hoặc chiều sâu đào đất lớn.
  • Không tốn nhiều mặt bằng lớn cho hố đào rất thích hợp với thi công cho các công trình xây chen giữa những công trình đã có sẵn trong thành phố.
  • Đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro vì sử dụng hệ kết cấu công trình để chống đỡ tường vây, có tính ổn định cao.
  • Tiết kiệm được hệ thống cốp pha dàn giáo cho hệ thống dầm sàn
  • Khi thi công các tầng hầm đã có tầng trệt sẽ giảm được sự ảnh hưởng xấu của thời tiết.
  • Đáp ứng việc đẩy nhanh tiến độ thi công
  • Tiết kiệm chi phí cho các công tác chống tạm. Hệ thanh cống tạm này thường rất phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém
  • Nếu thi công mở có tường vây hố móng sâu, phải hạ mực nước ngầm điều này thường không đảm bảo cho các công trình lân cận dễ xảy ra trượt hố đào, lún nứt…. biện pháp thi công semi – topdown hạn chế được vấn đề này.

Nhược điểm của biện pháp thi công semi – todown

  • Liên kết giữa tường vây, sàn, dầm, khó thi công đồi hỏi phải tính toán đo đạc vị trí chính xác.
  • Hệ thống cột ở tầng hầm phức tạp, cột thép hình phải đảm bảo đủ khả năng chịu được các tầng phía trên.
  • Thi công trong không gian kính nên khó thực hiện cơ giới hóa.
  • Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, Phải lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm, chiếu sáng nhân tạo.
  • Yêu cầu kỹ sư thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm và sự am hiểu về thi công semi – topdown
  • Yêu cầu kỹ thuật và chi phí thi công cao

Minh họa trình tự thi công semi top down

thi-cong-semi-top-down_2

thi-cong-semi-top-down_4

Giai đoạn thi công

Giai đoạn 1 : Thi công sàn hầm B1

Giai đoạn 2 : Thi công sàn hầm B2

Giai đoạn 3 : Thi công sàn hầm B3

Giai đoạn 4 : Thi công móng và hầm B4

Trình tự thi công đào đất :

Bước 1: Đào đất đến cao trình -2.3mGL

Bước 2: Thi công sàn B1 ở cao trình mặt sàn B1

Bước 3: Đào đất đến cao trình -6.7mGL

Bước 4 : Thi công sàn B2

Bước 5 : Đào đất đến cao trình 9.7mGL

Bước 6 : Thi công sàn B3

Bước 7 : Đào đất đến cao độ đáy móng -15.3mGL

Bước 8 : Thi công móng và sàn hầm B4

Xem thêmTổng hợp giáo trình Plaxis.

Xem thêmKhóa học Plaxis.

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC

Mô hình hardening soil

Đây là mô hình đẳng hướng phi tuyến, có xét đến sự tái bền của của đất. Sự khác biệt