1. Định nghĩa quy hoạch chất lượng
Quy hoạch chất lượng là bao gồm việc xác định những tiêu chuẩn chất lượng nào đó phù hợp với những sản phẩm/dịch vụ nhất định, đồng thời quyết định làm thế nào để đạt được những mục tiêu này.
Theo ISO 9000:
“Một phần của việc quản lý chất lượng chủ yếu tập trung vào xác định mục tiêu chất lượng, đồng thời quy định quá trình vận hành cần thiết và các nguồn lực liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng đó. Do vậy, quy hoạch chất lượng của sản phẩm/dịch vụ chính là căn cứ vào môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức để đặt ra mục tiêu và kế hoạch chất lượng”.
- Quy hoạch chất lượng là một bộ phận cấu thành của quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức thông qua quy hoạch chất lượng là quyết sách đúng đắn làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các nhu cầu quản lý sản xuất.
- Để thực hiện mục tiêu chất lượng: xây dựng mục tiêu chất lượng tương ứng cấp quản lý; các nguồn lực là yếu tố rất quan trọng và cần thiết để lên kế hoạch chính xác.
- Quy hoạch chất lượng không thể coi là quá trình mang tính chất thực hiện một lần.
- Kết quả của quy hoạch chất lượng phải lập thành văn bản.
- Quy hoạch chất lượng nên đề ra mục tiêu chất lượng.
- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đúng pháp luật, yêu cầu của người quản lý. Khi thiết lập mục tiêu cần thỏa mãn, hài hòa các yêu cầu của các đối tượng trên.
- Quy hoạch quản lý chất lượng nên thể hiện việc hình thành chất lượng mang tính quá trình và các quá trình nên phối hợp các điều kiện liên quan đến đảm bảo chất lượng với nhau.
- Lập quy hoạch chất lượng: Không chỉ để đề ra mục tiêu, và tìm các trở thành hiện thực, mà phải quy hoạch một quá trình hình thành tất cả các bước, các bộ phận.
2. Quá trình quy hoạch chất lượng
Quy hoạch chất lượng bao gồm các hoạt động:
- Đề ra mục tiêu chất lượng
- Phân biệt khách hàng – người bị ảnh hưởng bởi mục tiêu
- Xác định yêu cầu của khách hàng, phản ánh đặc trưng của sản phẩm do khách hàng yêu cầu
- Khai thác quá trình có thể sản xuất sản phẩm với đặc tính yêu cầu
- Đưa ra kế hoạch thực hiện.
Thiết lập mục tiêu chất lượng
- Mục tiêu chất lượng được xác định chủ yếu từ khảo sát yêu cầu của khách hàng (tính chất nội bộ), mức độ cạnh tranh thị trường, kỳ vọng của khách hàng. Để làm thúc đẩy các bộ phận nâng cao chất lượng đáp ứng mục tiêu.
- Xác định giới hạn: đảm bảo những công việc, quá trình cần thực hiện để hoàn thành chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Chỉ hoàn thành các công việc theo quy định. Như vậy đã được mục đích quản lý mục tiêu chất lượng.
- Nội dung của quy hoạch chất lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Giới hạn của sản phẩm cuối cùng với các giới hạn theo giai đoạn của sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu chất lượng cuối cùng.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng
Thành quả của quy hoạch chất lượng là hình thành kế hoạch quản lý chất lượng. Kế hoạch quản lý chất lượng cần nêu rõ hệ thống quản lý chất lượng.
3.1. Khái niệm:
- kế hoạch quản lý chất lượng chỉ các trình tự hoạt động và nguồn lực quy định phương pháp quản lý chất lượng đối với mỗi sản phẩm/dịch vụ và hợp đồng.
- Kế hoạch chất lượng là sự sắp xếp có kế hoạch để đạt được mục tiêu chất lượng bởi vì kế hoạch chất lượng luôn có mục tiêu nhất định.
- Do phạm vi và tính chất của mục tiêu không giống nhau nên kế hoạch chất lượng cũng có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức và nội dung.
3.2. Phương pháp đề ra kế hoạch chất lượng:
- Phù hợp với nhu cầu khách hàng, phương thức của bên cung cấp.
- Phương pháp quản lý chất lượng đề ra trong kế hoạch phải phù hợp với nguồn lực và các hoạt động cụ thể.
- Phải thể hiện các yếu tố như xác định mục tiêu rõ ràng, quy định nghiêm ngặt, tính khả thi, thiết thực, có tính linh hoạt và có thể kiểm tra.
- Kế hoạch quản lý chất lượng phải quy định cụ thể việc kiểm soát toàn bộ quá trình gồm: trình tự sản xuất, phương pháp điều hành, phương pháp kiểm định, phối hợp nguồn lực, tiến độ, sắp xếp bộ phận, nhân viên chịu trách nhiệm.
3.3. Kế hoạch quản lý chất lượng:
Là xác định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và phương pháp để đạt được các tiêu chuẩn đó.
Nội dung của kế hoạch quản lý chất lượng:
- Nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm. Dựa trên tính khả thi về kỹ thuật của sản phẩm để lập kế hoạch quản lý chất lượng (miêu tả nhiệm vụ, sắp xếp nhân sự,…)
- Kiểm tra tính thống nhất, đồng bộ của kế hoạch chất lượng với yêu cầu của hệ thống nội bộ.
- Trong quá trình sản xuất: cập nhật thay đổi phù hợp.
- Chỉnh sửa, điều tra lỗi.
Như vậy, KKHOUSE đã nêu ra chi tiết khái niệm cũng như kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc.
Chúc các bạn thành công!