Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Mục lục

Khái niệm chất lượng

quản lý chất lượng
 

Theo quan điểm của các nhà sản xuất:

“ Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. ”

Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000-2000:

“ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn. Nói cách khác chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có.”

Từ thỏa mãn nhu cầu sẽ đánh giá được chất lượng của sản phẩm và tạo ra sức cạnh tranh.

Các thuộc tính của chất lượng

Các thuộc tính kỹ thuật:

quản lý chất lượng

Công dụng, chức năng của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và các đặc tính về cơ lý, hóa của sản phẩm.

Các yếu tố thẩm mỹ:

quản lý chất lượng

Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, tính cân đối, màu sắc trang trí, tính thời trang.

Tuổi thọ:

quản lý chất lượng

Sản phẩm giữa được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định.

Độ tin cậy:

Được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm. Đảm bảo cho tổ chức có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.

Độ an toàn:

quản lý chất lượng

Trong sử dụng, vận chuyển sản phẩm, an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng, môi trường.

Mức độ gây ô nhiễm:

quản lý chất lượng

Được coi là yếu tố bắt buộc các nhà sản xuất phải xem xét đưa sản phẩm của mình vào thị trường.

Tính tiện dụng:

quản lý chất lượng

Tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng, khả năng thay thế.

Tính kinh tế:

quản lý chất lượng

Tiêu hao nhiên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Một số lưu ý về chất lượng:

  • Chất lượng là sự phù hợp về nhu cầu (sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng không phù hợp với nhu cầu thì vẫn bị coi là không chất chất lượng)
  • Chất lượng sản phẩm được xác định theo mục đích sử dụng (sản phẩm có chất lượng với một số đối tượng cụ thể theo mục đích nhất định).
  • Chất lượng gắn với điều kiện cụ thể của nhu cầu về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phong tục,…
  • Chất lượng đánh giá trên 2 mặt: Khách quan và chủ quan.
  • Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp (thỏa mãn tính kinh tế, kỹ thuật,…).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức:

quản lý chất lượng

  • Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu của nền kinh tế.
  • Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quản lý chất lượng. Điều tra thị trường sau đó đưa ra yêu cầu chất lượng.
  • Trình độ kinh tế, kỹ thuật: Tài nguyên, tích lũy cao, thấp sẽ tạo ra yêu cầu về chất lượng cao hay thấp. Trang thiết bị, công nghệ cao sẽ tạo nên chất lượng tốt hơn.
  • Khoa học: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, độ chính xác cao sẽ tạo nên chất lượng nâng cao so với sản xuất lạc hậu.
  • Cơ chế quản lý: Nhà nước điều tiết, quản lý chất lượng bằng biện pháp kỹ thuật kinh tế, hành chính,…Sử dụng chính sách làm đòn bẩy.

Nhóm yếu tố bên trong tổ chức:

quản lý chất lượng

  • Con người: Lực lượng lao động trong tổ chức bao gồm năng lực, phẩm chất, mối liên kết giữa các thành viên.
  • Phương pháp: Công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất.
  • Máy móc thiết bị: Khả năng trang bị thiết bị, áp dụng công nghệ tổ chức.
  • Nguyên vật liệu: Vật tư, nhiên liệu và hệ thống cung ứng (chất lượng nguyên vật liệu, khả năng cung ứng, thời gian cung ứng, bảo quản…)

Chi phí chất lượng

quản lý chất lượng

Khái niệm chi phí chất lượng: Chế tạo một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng thỏa mãn tối đa mục đích, yêu cầu sử dụng là chưa đủ. Sản phẩm phải có sức cạnh tranh khi dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố: chất lượng và chi phí để đạt được chất lượng đó.

Tất cả chi phí liên quan đến đảm bảo chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ được coi là chi phí chất lượng.

  • Khái niệm COQ (cost of quality) truyền thống: Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí có liên quan đến việc đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất ra hoặc các dịch vụ cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước và các chi phí liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ không phù hợp với các tiêu chuẩn đã được xác định trước.
  • Khái niệm COQ mới: Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí có liên quan đến việc đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất ra hoặc các dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các chi phí liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ không phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Phân loại chi phí chất lượng (theo tính chất)

  • Phòng ngừa: Chi phí các hoạt động ngăn ngừa sự không phù hợp, hoặc giảm thiểu rủi ro.

Kế hoạch: Quản lý chất lượng trước khi sản xuất

Mua sắm thiết bị quản lý chất lượng

Thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng

Chương trình đào tạo quản lý chất lượng.

  • Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, thử nghiệm đầu vào, quá trình sản xuất, sản phẩm loạt đầu. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng vận hành. Kiểm định, bảo dưỡng thiết bị kiểm tra. Đánh giá khách hàng, dịch vụ của mình.
  • Sai hỏng, thất bại: Lãng phí, phế phẩm, sửa chữa, kiểm tra sau sửa chữa. Khiếu nại bảo hành, hàng bị trả lại. Chi phí phải trả do tác động xấu đến môi trường, xã hội.

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC