Tổng quan về quản lý dự án xây dựng

Mục lục

Định nghĩa dự án là gì?

quản lý dự án

Theo PMBOK: “ Dự án là một nỗ lực trong một giai đoạn nhất định (thời điểm bắt đầu và kết thúc xác định) nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất…” 

Một dự án được coi là kết thúc khi:

  • Dự án đạt được mục tiêu
  • Dự án sẽ không hoặc không thể đạt được mục tiêu
  • Nhu cầu đối với dự án không còn tồn tại
  • Nhà đầu tư (khách hàng) mong muốn chấm dứt dự án.

Đặc điểm của dự án

  • Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
  • Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
  • Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước.
  • Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo.
  • Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm”, có sự tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác.
  • Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển.

Định nghĩa dự án xây dựng

quản lý dự án

Theo Luật Xây dựng 50/2014/QH13: “ Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định ”.

Theo luật sửa đổi 62/2020/QH14: “ Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. ”

Các công trình xây dựng được chia thành các hạng mục như sau:

  • Công trình dân dụng: Nhà ở, công trình công cộng.
  • Công trình công nghiệp: Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, công trình khai thác quặng than, công trình công nghiệp dầu khí, công trình công nghiệp nặng, công trình năng lượng, công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu, công trình công nghiệp nhẹ, công trình chế biến thủy sản và đồ hộp,…
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật: Cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh,…
  • Công trình giao thông: Đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải, sân bay, nhà ga,…
  • Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi, công trình cấp nước/thoát nước tưới tiêu, đê điều, đập bê tông,…

Vòng đời của một dự án xây dựng

quản lý dự án

Vòng đời của dự án xây dựng là một phần quản lý dự án, nó mô tả sự phát triển và tiến hành của dự án xây dựng từ giai đoạn khởi đầu đến hoàn thành và bảo trì. Quá trình này có thể được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mục tiêu và hoạt động riêng biệt. Mục tiêu của việc phân chia dự án thành các giai đoạn là để tăng cường quản lý, kiểm soát, và đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả.

Các giai đoạn quan trọng trong vòng đời của một dự án xây dựng là:

  • Hình thành dự án
  • Hoạch định và thiết kế
  • Lựa chọn nhà thầu
  • Tổ chức và chuẩn bị thi công
  • Thi công
  • Kết thúc dự án.

Ảnh hưởng của các yếu tố theo thời gian dự án

quản lý dự án

  • Risk and uncertainty (Rủi ro và sự không chắc chắn): cao nhất ở giai đoạn đầu tư dự án và giảm dần theo thời gian.
  • Cost of changes (Chi phí cho sự thay đổi): Nếu thay đổi dự án ở giai đoạn đầu thì chi phí cho sự thay đổi này là rất bé, nhưng nếu về cuối mới thay đổi thì chi phí phải bỏ ra là rất lớn.

Các bên tham gia trong dự án xây dựng

quản lý dự án

Theo PMI (2001): “ Các bên liên quan có thể là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi một quyết định, hoạt động, hoặc kết quả của một dự án. ”

Trách nhiệm của nhóm chủ đầu tư trong dự án:

  • Chi trả chi phí cho dự án
  • Đánh giá chất lượng của các bên dự thầu
  • Đảm bảo sự phù hợp của các kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật
  • Phối hợp các bên tham gia
  • Chịu trách nhiệm cuối cùng về thiết kế.

Trách nhiệm của bên thiết kế:

  • Thiết kế các bản vẽ và hướng dẫn kỹ thuật
  • Đảm bảo sự chính xác của các tài liệu 
  • Thiết kế chi tiết
  • Đảm bảo tính khả thi của bản vẽ thiết vẽ

Trách nhiệm của bên thi công:

  • Xem xét lại các bản vẽ
  • Lập kế hoạch và tiến độ cho công việc
  • Giám sát và trực tiếp thi công
  • Phối hợp với các bên tham gia của dự án
  • Tuân theo tiêu chuẩn về an toàn lao động.

Các chức năng của công tác quản lý dự án

Theo PMBOK: “ Quản lý dự án là việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, và kỹ thuật cho các hoạt động của dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý dự án liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện các công việc liên quan đến dự án để tạo ra các sản phẩm đã định…” 

Các chức năng của ban quản lý dự án xây dựng bao gồm:

  • Hoạch định: phương hướng, mục tiêu
  • Tổ chức: hệ thống nguồn nhân lực
  • Phân công: lựa chọn người có chuyên môn
  • Phối hợp: phối hợp các bên tham gia
  • Kiểm soát: thiết lập hệ thống đo lường để theo dõi, dự đoán và cập nhật biến động của dự án.

Chủ nhiệm dự án và vai trò của chủ nhiệm dự án

quản lý dự án

Chủ nhiệm dự án là cá nhân được giao nhiệm vụ bởi một tổ chức để lãnh đạo nhóm dự án hoàn thành mục tiêu dự án.

Vai trò của chủ nhiệm dự án:

  • Kiểm soát dự án từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc
  • Thiết lập Ban Quản lý dự án (Project Management Team)
  • Chuẩn bị kế hoạch Quản lý dự án
  • Cân nhắc cẩn thận tất cả các giải pháp có thể
  • Quản lý các thay đổi
  • Điều phối tất cả các hoạt động của Ban Quản lý dự án
  • Xem xét định kỳ tiến trình dự án
  • Báo cáo tiến trình dự án tới chủ đầu tư, khách hàng
  • Đảm bảo các quy trình kiểm tra chất lượng là đang được thực hiện đầy đủ và đúng cách.
  • Tham gia vào xem xét, kiểm toán hậu dự án.

Như vậy, KKHOUSE đã trình bày một cách tổng quan nhất về các định nghĩa và các bên tham gia trong một dự án và quản lý dự án xây dựng. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc.

Chúc các bạn thành công!

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC