Khái niệm chung về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp

Mục lục

Khái niệm chung về vệ sinh lao động

bệnh nghề nghiệp

Trong quá trình thi công và lao động sản xuất ở trên các công trường, xí nghiệp, có các yếu tố bất lợi thâm nhập vào cơ thể con người trong thời gian ngắn hoặc lâu dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động nên khoa học phải nghiên cứu các tác hại này và tìm biện pháp khắc phục.

Phân loại các tác hại và bệnh nghề nghiệp

Điều kiện khí hậu không tiện nghi (quá nóng hoặc quá lạnh gây say nắng, cảm lạnh, ngất,…) do làm việc ở buồng lái cần trục, máy đào, làm công tác xây dựng ngoài trời.

bệnh nghề nghiệp

Sự chênh lệch áp suất: Gây các bệnh xung huyết, do làm việc ở miền núi, ở dưới sâu, giếng chìm, thợ lặn,…

Tiếng ồn tác động thường xuyên vượt mức giới hạn 75dB: giảm độ thính, gây điếc cho người lao động, gặp ở công việc đóng cọc, cừ bằng búa hơi và phương pháp chấn động, nổ mìn, làm việc gần máy rung động mạnh.

bệnh nghề nghiệp

Rung động thường xuyên: Gây đau xương thấp khớp, biến đổi bệnh lý. Làm việc với các dụng cụ rung động.

bệnh nghề nghiệp

Tác động của bụi (đặc biệt là bụi oxit Silic, bụi than, quặng, chất phóng xạ…) gây hủy hoại các cơ quan hô hấp, bệnh lao phổi gặp ở việc đập, nghiên cứu vận chuyển vật liệu, khoan, nổ mìn khai thác đá.

bệnh nghề nghiệp

Tác động của chất độc (nhựa thông, sơn dung môi) gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, viêm da, gặp ở công việc sơn, trang trí, nấu bitum và nhựa đường…

bệnh nghề nghiệp

Tác dụng của tia phóng xạ, tia rơnghen gây bệnh da cấp tính, mãn tính, lở loét thường gặp ở dò khuyết trong kim loại, kiểm tra mối hàn.

bệnh nghề nghiệp

Tác dụng thường xuyên của tia hồng ngoại dòng điện tần số cao, gây đua mắt, viêm mắt, thường gặp ở việc hàn điện, hàn hơi.

Do nhìn lâu trong ánh sáng yếu: gây giảm thị lực, cận thị, thường gặp khi làm việc trong phòng tối, thi công ngoài trời không đủ độ chiếu sáng.

bệnh nghề nghiệp

Do làm việc căng thẳng của các cơ bắp gây khuếch đại tĩnh mạch thường gặp ở công việc bốc dỡ vật nặng…

Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

Để đề phòng bệnh nghề nghiệp, nhiễm đọc phải thực hiện tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức sau:

  • Khi thiết kế các nhà xưởng phải đưa vào sự tiện nghi của các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu chuyển của không khí)
  • Cơ giới hóa các quá trình sản xuất thay các chất độc dùng cho sản xuất bằng chất không độc hoặc ít độc. Trang bị đủ hệ thống thông gió chiếu sáng.
  • Giảm tiếng ồn, rung động bằng các bảng tiêu âm, cách âm, áp dụng các biện pháp giảm cường độ rung động đến nơi làm việc.
  • Giảm thời gian làm việc đối với người lao động sau 1 – 2 giờ làm việc.
  • Tổ chức chiếu sáng tại nơi làm việc đảm bảo đủ yêu cầu.
  • Đề phòng bệnh phóng xạ khi tiếp xúc với chất phóng xạ và đồng vị.
  • Sử dụng các thiết bị kỹ thuật vệ sinh đặc biệt để giảm nóng như màn che, màn nước.
  • Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân (giầy, quần áo, mặt nạ bịt,…)

Mục tiêu của vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động là đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ bị thương tích và mắc các bệnh nghề nghiệp, cung cấp kiến thức và đào tạo cho người lao động về an toàn lao động, và thúc đẩy quản lý tốt về vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động, tạo điều kiện làm việc tốt hơn và giúp doanh nghiệp duy trì hiệu suất và uy tín cao.

Như vậy, bài viết này KKHOUSE đã trình bày rõ ràng về khái niệm của vệ sinh lao động và các tác hại cũng như biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động trong xây dựng. Mong những nội dung trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.

Chúc các bạn thành công!

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC