Thủ tục và quy trình cấp giấy phép xây dựng

Mục lục

giấy phép xây dựng

1/ Khái niệm giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một trong những văn bản pháp lý quan trọng trong xây dựng. Giấy phép xây dựng chứng nhận công trình được thực hiện theo đúng quy định và đạt các yêu cầu cần thiết về pháp lí. Giấy phép xây dựng công cấp một số thông tin cơ bản của công trình, chủ đầu tư, yêu cầu và quyền hạn. Đảm bảo tuân thủ đúng giấy phép xây dựng là điều rất quan trọng trong việc đảm vảo tính hợp pháp và an toàn trong quá trình xây dựng. 

giấy phép xây dựng

2/ Quy trình cấp giấy phép xây dựng

Quy trình các bước cấp giấy phép xây dựng:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

  • Bản vẽ thiết kế: Gồm có bản vẽ thiết kế cụ thể của công trình, các thông số kỹ thuật, mặt bằng và hệ thống xây dựng.
  • Bản dự toán chi phí: Là bản tính toán chi phí xây dựng dựa trên bản vẽ thiết kế và các yếu tố khác như nhân công, vật liệu, thiết bị và các chi phí khác.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất: Chủ đầu tư bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hoặc sử dụng đất cho công trình xây dựng.
  • Giấy phép quy hoạch: Đối với những dự án xây dựng có quy mô phức tạp, lúc này cần phải có giấy phép quy hoạch từ cơ quan quản lý địa phương.
  • Các loại giấy tờ khác: Bao gồm giấy phép môi trường, giấy phép khai thác nước, giấy phép quản cáo và các loại giấy tờ liên quan khác.

giấy phép xây dựng

giấy phép xây dựng

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng tới cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương. Thông thường, là Sở Xây dựng hoặc phòng Quản lý xây dựng tại địa phương. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và ghi nhận ngày nộp.

Bước 3: Xem xét và kiểm tra hồ sơ

Cần đạt các yêu cầu như sau:

  • Tính hợp lệ của các loại giấy tờ và hồ sơ nộp lên.
  • Tính khả thi của bản vẽ và bản dự toán chi phí.
  • Sự tuân thủ các quy định về quy hoạch và môi trường.
  • Đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn xây dựng.

Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng

giấy phép xây dựng

  • Thông tin về chủ đầu tư và công trình xây dựng.
  • Quy mô, diện tích và loại hình công trình.
  • Phạm vi công việc được phép thực hiện.
  • Thời gian và điều kiện thực hiện công trình được cấp phép.

Bước 5: Thực hiện công trình

giấy phép xây dựng

Sau khi chủ đầu tư nhận được giấy phép xây dựng, sẽ có quyền tiến hành thực hiện công trình xây dựng theo quy định và điều kiện được nêu ra trong giấy phép. Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đảm bảo tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.

3/ Khái niệm giấy phép xây dựng nhà ở

Giấy phép xây dựng nhà ở là một loại giấy tờ pháp lý do cục xây dựng hoặc sở xây dựng địa phương cấp phép cho việc xây dựng một ngôi nhà ở hoặc thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan như sửa chữa, cải tạo, mở rộng và nâng cấp. Giấy phép này xác nhận rằng việc xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân và môi trường xung quanh.

4/ Cơ sở pháp lý xin cấp phép xây dựng

  • Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông quan ngày 18/06/2014 (sửa đổi bổ sung năm 2020)
  • Nghị định 139/2017/NĐ-CP
  • Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

5/ Phân loại giấy phép xây dựng

5.1/ Các loại giấy phép xây dựng

giấy phép xây dựng

Căn cứ vào nội dung để phân chia Giấy phép xây dựng thành 3 loại:

  • Giấy phép xây dựng mới
  • Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo
  • Giấy phép xây dựng di dời công trình

Căn cứ vào thời hạn, Giấy phép xây dựng được chia thành 2 loại:

  • Giấy phép xây dựng có thời hạn
  • Giấy phép xây dựng được cấp theo giai đoạn

5.2/ Nội dung giấy phép xây dựng

giấy phép xây dựng

  • Tên công trình thuộc dự án
  • Tên và địa chỉ chủ đầu tư
  • Vị trí, địa điểm xây dựng công trình. Đối với công trình theo tuyến là tuyến xây dựng công trình
  • Loại, cấp của công trình xây dựng
  • Cốt xây dựng công trình
  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của công trình
  • Mật độ xây dựng (nếu có)
  • Hệ số sử dụng đất (nếu có)
  • Đối với các công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định như trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa cho toàn công trình.
  • Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

6/ Tại sao phải xin giấy phép xây dựng ?

Vì những lí do sau đây khi xây dựng nhà ở chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng (trừ trường hợp công trình được miễn giấy phép):

  • Là thủ tục pháp lý bắt buộc với mỗi công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.
  • Giấy phép tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh, phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
  • Một khi chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình mà không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế tháo dở công trình.

7/ Điều kiện cấp phép xây dựng

Mỗi loại giấy phép khác nhau sẽ được Luật Xây dựng quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng khác nhau. Dưới đây là một số điều kiện chung về giấy phép xây dựng:

  • Thứ nhất, phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của nhà nước có thẩm quyền
  • Thứ hai, phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
  • Thứu ba, đảm bảo an toàn về các vấn đề sau:

Bảo vệ môi trường

Phòng chống cháy, nổ

An toàn kỹ thuật hạ tầng

An ninh, quốc phòng

  • Thứ tư, bảo đảm thời hạn sử dụng của công trình

8/ Thời hạn cấp giấy phép xây dựng

giấy phép xây dựng

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian tối đa 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép di dời, giấy phép xây dựng điều chỉnh và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

Trường hợp đã đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định của pháp luật.

9/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được phân cho Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xay dựng), Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý khu công nghiệp. Cụ thể là:

  • Bộ Xây dựng:
  • Cấp phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
  • Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II, những công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công trình thuộc dự án có vốn đầu tư nước ngoài, công trình thuộc dự án và các công trình khác do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
  • Phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện:
  • Cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại như nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Lưu ý: Giấy phép xây dựng của công trình do cơ quan nào cấp phép thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, thu hồi và cấp lại giấy phép đó. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cơ quan dưới thực hiện không đúng quy định. Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án mà dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại thuộc dự án.

10/ Hồ sơ xin phép xây dựng

giấy phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được Nhà nước quy định tại Nghị định 53/2017/NĐ-CP – nghị định về cấp giấy phép xây dựng 2017. Hồ sơ bao gồm:

a/ Đối với công trình nhà đô thị

  • Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Bản sao hoặc tệp hình ảnh bản chính)
  • Hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bản sao hoặc tệp hình ảnh bản chính), mỗi bộ gồm:

Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí của công trình.

Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

b/ Đối với công trình nhà nông thôn:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình nhà nông thôn bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
  • Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã.
  • Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà tự vẽ.

Kết luận

Như vậy, KKHOUSE đã giới thiệu đến các bạn thủ tục và quy trình cấp giấy phép xây dựng một cách chi tiết nhất. Bạn có thể thấy giấy phép xây dựng là một trong các thủ tục pháp lí quan trọng nhất trong xây dựng. Vì vậy trước khi khởi công xây dựng một ngôi nhà, chủ đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ về thủ tục và yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC