Khái niệm công trình xây dựng – Phân loại các công trình xây dựng

Mục lục

1/ Khái niệm công trình xây dựng

Công trình xây dựng là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dự án xây dựng nhằm xây dựng, cải tạo hoặc bảo trì các công trình vật liệu như nhà cửa, tòa nhà, cầu, đường, hầm, đập, đường sắt, sân bay, cống, hệ thống cấp thoát nước, và các hạng mục công trình hạ tầng khác.

Khái niệm công trình xây dựng bao gồm cả quá trình thiết kế, xây dựng, lắp đặt và hoàn thiện công trình. Công trình xây dựng có thể được thực hiện cho mục đích dân dụng (như nhà ở, trường học, bệnh viện) hoặc mục đích công nghiệp (như nhà máy sản xuất, nhà kho, khu công nghiệp).

công trình xây dựng

Căn cứ theo những lĩnh vực trong đời sống xã hội, công trình xây dựng được chia ra 5 loại chính:

  • Công trình dân dụng: Là những công trình nhà ở như nhà riêng, nhà tập thể hay nhà chung cư và các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà văn hóa, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước,…

công trình xây dựng

  • Công trình công nghiệp: Là những công trình được xây dựng lên nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất như vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, khai thác và chế biến, sản xuất các loại hóa chất, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng khác,…

công trình xây dựng

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật: Là những loại công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, đèn chiếu sáng công cộng, công viên, nghĩa trang, nhà hỏa táng,…
  • Công trình giao thông: Là các công trình tiêu biểu như đường bộ, đường sắt, hầm, cầu vượt, các công trình hàng hải, hàng không,…

công trình xây dựng

  • Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Là những công trình đê điều, thủy lên, chăn nuôi trồng trọt, thủy hải sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp và một số công trình nằm trong hạng mục nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

công trình xây dựng

2/ Phân cấp công trình xây dựng

Phụ thuộc vào tính chất, quy mô của công trình xây dựng trên thực tế mà được phân chia thành 5 cấp. Việc phân cấp công trình xây dựng như vậy nhằm mục đích để xác định mức độ bền vững và cũng dự tính được thời gian sử dụng công trình. Cụ thể như sau:

  • Công trình cấp đặc biệt: có thời hạn sử dụng trên 100 năm.

công trình xây dựng

  • Công trình xây dựng cấp I: có thời hạn sử dụng công trình là trên 100 năm.

công trình xây dựng

  • Công trình xây dựng cấp II: có thời hạn sử dụng trong khoảng 50 năm đến 100 năm.

công trình xây dựng

  • Công trình xây dựng cấp III: có thời hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm.

công trình xây dựng

  • Công trình xây dựng cấp IV: có thời hạn sử dụng dưới 20 năm.

công trình xây dựng

Căn cứ vào tình hình thực tế đi đến phân loại, phân cấp công trình xây dựng là rất cần thiết. Bởi vì từ đó chúng ta có thể đánh giá, phân loại các công trình xây dựng sao cho phù hợp với tính chất, quy mô xây dựng và từ đó có thể đưa ra các giải pháp định hướng cho công tác sửa chữa, cải tạo và nâng cấp. Qua đó tiếp tục phát triển ngành xây dựng một cách khoa học và linh hoạt hơn.

3/ Các trường hợp công trình xây dựng được miễn xin cấp phép

Khái niệm giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng được hiểu là một văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho những chủ đầu tư công trình để tiến hành xây dựng mới, cải tạo, sữa chữa hoặc hơn nữa là di dời công trình xây dựng.

công trình xây dựng

Ngoài ra, pháp luật có quy định không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.

Cụ thể ở Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có nói đến 9 trường hợp công trình xây dựng  được miễn giấy phép xây dựng là:

  • Công trình bí mật quốc gia, công trình xây dựng thuộc trường hợp khẩn cấp.
  • Công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương có tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư dự án xây dựng.
  • Những công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây Dựng.
  • Các công trình xây dựng sửa chữa, cải tạo bên trong hoặc sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nội dung sữa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng của công trình,…
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.
  • Công trình xây dựng thuộc địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phụ hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.
  • Công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

4/ Tầm quan trọng của việc quản lý công trình xây dựng

  • Đối với nhà thầu: Việc quản lý tốt chất lượng công trình sẽ giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu cho công trình. Sử dụng nguyên vật liệu một các hiệu quả nhất, góp phần tăng cao năng suất lao động của nhân công.
  • Đối với chủ đầu tư: Việc quản lý tốt chất lượng công trình sẽ thỏa mãn được yêu cầu của chủ đầu tư. Từ việc quản lý chất lượng công trình tốt, chủ đầu tư có thể tiến hành những hoạt động khác đúng với kế hoạch của mình.

công trình xây dựng

5/ Những khó khăn của chủ thầu trong việc quản lý công trình xây dựng

  • Số lượng nhân công quá đông sẽ làm cho chủ thầu xây dựng khó đảm bảo được chất lượng làm việc của từng người, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Công trình có nhiều bộ phận, nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Chủ thầu xây dựng khó quản lý được hết từng loại, từ đó dẫn đến tình trang hao hụt, mất mát, vật liệu trở thành kém chất lượng.
  • Nhiều loại hình, mẫu mã cấu kiện trên thị trường làm cho nhà thầu khó có thể nắm bắt được hết chất lượng, hiệu quả vận hành của mỗi một thiết bị máy móc.
  • Chất lượng cấu kiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng, nếu máy móc hỏng thì hiệu quả lao động của công nhân kém dẫn đến chất lượng thi công công trình giảm sút.
  • Trong một công trình xây dựng có rất nhều hạng mục, bộ phận khác nhau. Những hạng mục đó có thể không có chung tính chất, quy trình cho nên nhà thầu rất khó để giám sát một cách tổng quát từng hạng mục. Từ đó dẫn đến quá trình vận hành, xây dựng của mỗi hạng mục trong tổng thể công trình lớn rất khó được điều hành một cách linh hoạt.

 

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC