Các loại bản vẽ xây dựng và quy định về bản vẽ xây dựng

Mục lục

Bản vẽ xây dựng là một loại tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng để mô tả và trình bày các thông tin cụ thể liên quan đến việc xây dựng một công trình. Bản vẽ xây dựng cung cấp thông tin đồ họa và kỹ thuật chi tiết, giúp các chuyên gia trong ngành xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu, kích thước, vị trí và các thành phần cần thiết để xây dựng công trình một cách chính xác và an toàn.

1 6

Các loại bản vẽ xây dựng

  • Bản vẽ là hình vẽ mô tả cấu tạo, hình dạng, kích thước và quy định kỹ thuật của một bộ phận hay toàn bộ công trình kỹ thuật.
  • Từ đó chúng ta rút ra được: bản vẽ xây dựng nhà là tổng hợp các hình vẽ, trong đó thể hiện được kết cấu, hình dạng, kích thước và cách bố trí của công trình kỹ thuật, cụ thể là nhà ở.
  • Lúc trước, bản vẽ có thể được thể hiện bằng tay, nhưng ngày nay đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì hầu hết bản vẽ xây dựng đã được thiết kế bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng thực hiện trên máy tính.
  • Phân loại bản vẽ xây dựng: Bản vẽ được chia thành 2 loại cơ bản là bản vẽ dùng trong giai đoạn thiết kế và bản vẽ dùng trong giai đoạn thi công.

Đối với bản vẽ trong giai đoạn thiết kế, có các loại bản vẽ cơ bản sau đây:

 

Bản vẽ kiến trúc
  • Bản vẽ phối cảnh toàn công trình
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng (bao gồm kích thước, lát gạch, vật dụng, trần đèn,…)
  • Bản vẽ mặt đứng các hướng của công trình
  • Bản vẽ mặt cắt công trình
  • Bản vẽ chi tiết (cửa, cầu thang, nhà vệ sinh,…)
Bản vẽ kết cấu
  • Bản vẽ mặt bằng móng
  • Bản vẽ mặt bằng cột các tầng
  • Bản vẽ mặt bằng dầm sàn các tầng
  • Bản vẽ chi tiết móng, cột, dầm, sàn
  • Bản vẽ chi tiết thép các cấu kiện
  • Bảng thống kê bê tông, cốt thép, cốp pha
Bản vẽ cơ điện
  • Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước
  • Bản vẽ mặt bặt bố trí cấp thoát nước cho từng tầng
  • Bản vẽ hệ thống điện và ống kỹ thuật
  • Bản vẽ mặt bằng bố trí hệ thống điện
  • Bản vẽ hệ thống PCCC

 

Đối với bản vẽ trong giai đoạn thi công, có các loại bản vẽ sau:

 

Estimation Drawings Bản vẽ sơ bộ dùng cho giai đoạn báo giá
Application Drawings Bản vẽ dùng để xin phép, ví dụ cấp giấy phép xây dựng, xin phép PCCC,…
Shop Drawings Bản vẽ thi công dùng cho giai đoạn thi công ở công trường
As – Built Drawings Bản vẽ hoàn công

 

Quy định về bản vẽ xây dựng nhà

Quy định về khung tên và khung bản vẽ

Theo TCVN 5571:2012 (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) quy định về khung tên trong bản vẽ xây dựng như sau:

Về yêu cầu chung:

  • Có 2 cách đặt vị trí khung tên trong bản vẽ: Đặt tại góc phần tư phía dưới, bên phải bản vẽ (hình 1) và đặt theo chiều đứng của bản vẽ (hình 2). Chiều của chữ trong khung tên phải viết theo chiều dài của khung tên.
  • Khung tên thê hiện rõ ràng, đầy đủ, chính xác nội dung bản vẽ.

các loại bản vẽ xây dựng

Về hình thức trình bày:

  • Nét bao: có bề dày nét như khung bản vẽ.
  • Cạnh dưới và cạnh bên phải của khung tên: phải đặt trùng với đường khung phía dưới và bên phải của bản vẽ.
  • Đối với bản vẽ có 2 đường khung: các cạnh của khung tên phải trùng với đường khung trong của bản vẽ.
  • Kiểu chữ và loại chữ: theo quy định của TCVN 4068:2012 (không được dùng quá 3 kiểu chữ và 4 kích thước khác nhau trong cùng một khung tên, đảm bảo tỷ lệ giữa các ô, sử dụng font chữ thông dụng, sau khi xuất sang file pdf cần kiểm tra lại lỗi font chữ).

các loại bản vẽ xây dựng

Về nội dung, có thể tham khảo:

  • Tên cơ quan, đơn vị thiết kế (1)
  • Tên công trình và cơ quan đầu tư xây dựng (2)
  • Tên bản vẽ (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,…) (3)
  • Loại bản vẽ (kiến trúc, kết cấu, điện, nước, thi công,…) và số thứ tự của bản vẽ (4)
  • Loại hồ sơ (thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công,…) (5)
  • Ngày ký duyệt (6)
  • Tỷ lệ hình vẽ (7)
  • Họ tên, chức danh, chữ ký, đóng dấu của người thực hiện (8-14)
  • Các ký hiệu cần thiết (15)

các loại bản vẽ xây dựng

các loại bản vẽ xây dựng

Quy định về tỷ lệ bản vẽ

Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước của một vật thể biểu diễn trong bản vẽ với kích thước thực tế của vật thể đó.

Theo TCVN 3 – 74, tỷ lệ bản vẽ được chia thành 3 loại:

  • Tỷ lệ bản vẽ thực tế 1:1
  • Tỷ lệ bản vẽ thu nhỏ 1:X (X là 2, 5, 10, 20, 25, 50, 100, 200, 500,…)
  • Tỷ lệ bản vẽ phóng to X:1 (X là 2, 5, 10, 20, 50)

Tỷ lệ thường được ghi trong khung tên của bản vẽ. Nếu có nhiều tỷ lệ khác nhau thì tỷ lệ chính được ghi trên khung tên.

Quy định về nét vẽ

Được thê hiện theo như bản sau:

các loại bản vẽ xây dựng

Quy định về chữ và số trong bản vẽ

Theo TCVN 6 – 85, chữ và số trong bản vẽ xây dựng được quy định như sau:

Về khổ chữ và số:

  • Chiều cao của chữ và số được đo vuông góc với dòng kẻ và được tính bằng mm: 2.5, 3.5, 5, 7, 10, 14, 20, 28, 40.
  • Chiều rộng chữ và số được xác định tùy thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ.

các loại bản vẽ xây dựng

Về kiểu chữ và số:

  • Kiểu không nghiêng (đứng) và kiểu nghiêng 75 độ với d = 1/14h

Quy định về kích thước

Kích thước trong bản vẽ xây dựng thể hiện độ lớn của vật thể biểu diễn, vì vậy ghi kích thước là việc rất quan trọng khi lập bản vẽ.

Theo TCVN 5705:1993 quy định về việc ghi kích thước như sau:

Nguyên tắc chung:

  • Kích thước là cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vật thể được biểu diễn trên bản vẽ.
  • Kích thước thì không phụ thuộc vào tỷ lệ của các hình.
  • Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đầy đủ để tạo và kiểm tra được vật thể, mỗi kích thước chỉ được ghi 1 lần, trừ các trường hợp cần thiết khác.
  • Kích thước phải được ghi trên các hình chiếu thể hiện đúng và rõ nhất cấu tạo của phần được ghi chú.
  • Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ dùng để tham khảo.
  • Đơn vị đo kích thước là mm (trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo, trừ khi dùng đơn vị khác mm thì phải ghi chú rõ ràng).

các loại bản vẽ xây dựng

Về các thành phần của kích thước:

Bao gồm các thành phần: Đường dóng, đường kích thước và chữ số kích thước.

  • Đường dóng và đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Chữ số kích thước dùng khổ chữ 2.5 trở lên, vị trí ở giữa và phía trên đường kích thước.

Về các loại kích thước:

  • Kích thước đoạn thẳng
  • Kích thước cung tròn và đường tròn
  • Kích thước góc
  • Kích thước hình cầu, hình vuông, độ dốc,…

các loại bản vẽ xây dựng

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC