1.3. Nguyên Tắc – Các thuật ngữ phổ biến trong BIM

Mục lục

Nguyên Tắc – Các thuật ngữ phổ biến trong BIM

Cac dinh nghia nguyen tat

1. Nguyên tắc (Principles)

Mô hình thông tin tài sản (AIM)mô hình thông tin dự án (PIM) là nơi lưu trữ có cấu trúc các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định trong suốt vòng đời của một tài sản xây dựng.
Điều này bao gồm các thông tin liên quan đến:

  • Thiết kế và xây dựng tài sản mới,

  • Cải tạo hoặc nâng cấp tài sản hiện hữu,

  • Vận hành và bảo trì tài sản đó.

Cần lưu ý rằng lượng thông tin trong AIM và PIM sẽ tăng lên dần, đặc biệt trong các giai đoạn triển khai dự án và quản lý tài sản.

AIM và PIM có thể chứa thông tin có cấu trúc (structured) và không có cấu trúc (unstructured):

  • Thông tin có cấu trúc: mô hình hình học (3D), tiến độ, cơ sở dữ liệu.

  • Thông tin không có cấu trúc: tài liệu PDF, video, bản ghi âm, ảnh chụp, mẫu vật thực tế (đất, bê tông…).

Mẫu vật thực tế nên được quản lý thông qua quy trình quản lý thông tin đã mô tả trong tiêu chuẩn này, ví dụ như lưu trữ bằng cách liên kết, mã hóa, hoặc tham chiếu chéo.

Phần lớn các dự án làm trên tài sản đã có sẵn (kể cả nếu nó chưa từng được phát triển trước đó).
→ Vì vậy, trong giai đoạn đầu dự án nên có thông tin tài sản sẵn có để phục vụ cho việc lên ý tưởng, lập hồ sơ yêu cầu thiết kế và chia sẻ cho các bên tham gia triển khai.

Quá trình quản lý thông tin trong tiêu chuẩn này bao gồm cả việc chuyển giao thông tin giữa PIM và AIM – nghĩa là thông tin được đưa từ mô hình dự án (thiết kế/thi công) sang mô hình vận hành.

Thông tin tài sản và thông tin dự án có vai trò rất lớn trong việc phân công vai trò và giao nhiệm vụ giữa các bên như:

  • Chủ đầu tư (Appointing Party),

  • Nhà thầu chính, tư vấn (Lead Appointed Party),

  • Các bên thực hiện (Appointed Parties).

Những bên này bao gồm: chủ sở hữu, nhà vận hành, nhà thiết kế, nhà thầu, nhà đầu tư, đơn vị bảo hiểm, cơ quan nhà nước, nhà quản lý hạ tầng, v.v…

Cuối cùng, các nguyên tắc trong tiêu chuẩn này nên được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của dự án hoặc tài sản.

2. Các thuật ngữ quan trọng trong BIM  ( Terms and definitions )

Thuật ngữ Định nghĩa tiếng Việt
2D CAD Model File Tập tin CAD chứa dữ liệu hai chiều với tọa độ X và Y.
3D CAD Model File Tập tin CAD chứa dữ liệu ba chiều với tọa độ X, Y và Z.
Asset Information Model (AIM) Mô hình thông tin tài sản – mô hình BIM chứa toàn bộ dữ liệu cần thiết để quản lý tài sản sau khi xây dựng.
BIM Information Model Mô hình thông tin BIM – mô tả kỹ thuật số về công trình, liên kết với cơ sở dữ liệu thông tin vật liệu, thiết bị, hệ thống…
BIM Execution Plan (BEP) Kế hoạch thực hiện BIM – tài liệu nêu rõ tiêu chuẩn, quy trình và vai trò các bên trong dự án BIM.
BIM Author Người thực hiện mô hình BIM bằng phần mềm BIM chuyên ngành.
BIM Coordinator Điều phối viên BIM – người chịu trách nhiệm điều phối mô hình và đảm bảo tính nhất quán trong ngành chuyên môn của mình.
BIM Coordination / Clash Detection Điều phối mô hình & phát hiện xung đột – quy trình kiểm tra mô hình để tránh va chạm và tối ưu hóa chi phí thi công.
BIM Levels (Maturity Levels) Các cấp độ BIM từ Level 0 đến Level 3 (Level 0: vẽ 2D – Level 3: mô hình tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên môi trường chung).
BIM Manager Quản lý BIM – người chịu trách nhiệm vận hành và đảm bảo chiến lược BIM trong tổ chức.
Bill of Quantities (BOQ) Dự toán khối lượng – bảng khối lượng công trình do kỹ sư dự toán hoặc tư vấn lập ra từ bản vẽ.
BIM Objects Đối tượng BIM – mô hình 3D chứa thông tin chi tiết về một thành phần kỹ thuật cụ thể.
CAD File(s) Tên gọi chung cho các tập tin được tạo từ phần mềm CAD: mô hình, bản vẽ…
Clash Rendition Bản kiểm tra xung đột – mô hình dùng để phát hiện và xử lý va chạm giữa các bộ môn kỹ thuật.
Combined Service Model (Federated Model) Mô hình phối hợp – tập hợp các mô hình riêng biệt thành một mô hình tổng hợp dùng để điều phối và phối hợp làm việc.
COBie (Construction-Operations Building information exchange) Giao tiếp thông tin công trình – bộ dữ liệu dùng để bàn giao thông tin cho giai đoạn quản lý vận hành.
Common Data Environment (CDE) Môi trường dữ liệu dùng chung – hệ thống lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin BIM của dự án.
Consultant(s) / Contractor(s) Tư vấn / Nhà thầu – các tổ chức thực hiện công việc theo hợp đồng với chủ đầu tư hoặc đại diện.
Data Exchange Specification Đặc tả trao đổi dữ liệu – quy chuẩn định dạng để chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm BIM khác nhau.
Data Files Tập tin dữ liệu – thường là mã nhị phân, dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy hoặc thiết bị.
Deliverable Sản phẩm bàn giao – tài liệu hoặc mô hình cần nộp theo hợp đồng hoặc yêu cầu từ chủ đầu tư.
Digital Asset Tài sản số – bản vẽ, mô hình, hoặc thông tin liên quan đến một phần tử của công trình dưới dạng số hóa.
Discipline Bộ môn – nhóm kỹ sư thuộc chuyên ngành cụ thể như kiến trúc, kết cấu, MEP…
Document Tài liệu – định dạng không phải CAD, dùng để lưu trữ thông tin như PDF, Excel…
Drawing Bản vẽ – tập tin PDF hoặc CAD mô tả mặt bằng, mặt cắt…
Level of Asset Definition (LOAD) Mức định nghĩa tài sản – gắn với các giai đoạn của vòng đời công trình, gồm LOD & LOI.
Level of Development (LOD) Mức độ phát triển mô hình – mức chi tiết về hình học của mô hình (LOD 100–500).
Level of Information (LOI) Mức độ thông tin – mức chi tiết về dữ liệu phi hình học (vật liệu, mã hiệu…).
Master Information Delivery Plan (MIDP) Kế hoạch bàn giao thông tin tổng thể – liệt kê tất cả sản phẩm thông tin cần bàn giao trong dự án.
Model Mô hình – không gian chứa dữ liệu hình học và phi hình học của công trình.
Programme BIM Manager Quản lý BIM cấp chương trình – phụ trách điều phối BIM ở cấp độ nhiều dự án cùng lúc.
Quantity Take-Off Tách khối lượng – quy trình bóc tách khối lượng vật liệu và nhân công.
PAS 1192 Series Bộ tiêu chuẩn PAS 1192 – bộ quy định tiền thân của ISO 19650, định nghĩa cấp độ chi tiết và yêu cầu thông tin mô hình.
Project Information Manager Quản lý thông tin dự án – người phụ trách triển khai và giám sát BIM cho toàn bộ danh mục dự án.
Record BIM BIM hoàn công – mô hình thể hiện hiện trạng công trình sau thi công, do nhà thầu gửi.
Uniclass Hệ thống phân loại – dùng ở Anh Quốc, phân loại các đối tượng trong mô hình BIM theo chuẩn số hóa.

Thường phân loại các nhóm sau đây :

A. Vai trò, tài sản & dự án

Thuật ngữ Giải nghĩa
Appointing Party Bên giao nhiệm vụ (thường là chủ đầu), quy định các yêu cầu về thông tin, nhiệm vụ cho các bên khác.
Appointed Party Bên nhận nhiệm vụ, thực hiện công việc được giao từ appointing party.
Client Khách hàng / Chủ đầu – Người khởi xướng và phê duyệt yêu cầu dự án.
Actor Tác nhân – Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quy trình xây dựng.
Delivery Team Nhóm thực hiện – gồm lead appointed party và các task team liên quan.
Task Team Nhóm nhiệm vụ – thực hiện các công việc cá nhân hoặc theo chuyên môn.
Appointment Việc giao nhiệm vụ (có hoặc không có hợp đồng chính thức).
Asset Tài sản – Vật thể, hệ thống hay bất kỳ thứ gì mang lại giá trị cho tổ chức.
Life Cycle Vòng đời – Bao gồm toàn bộ quá trình từ thiết kế, xây dựng, vận hành đến thanh lý.
Delivery Phase Giai đoạn triển khai – Lúc thiết kế, thi công, hoàn công.
Operational Phase Giai đoạn vận hành – Quá trình khai thác, sử dụng và bảo trì.
Trigger Event Sự kiện kích hoạt – dấu mốc chuyển giao trong vòng đời dự án.
Key Decision Point Điểm quyết định chính – mốc ra quyết định ảnh hưởng tới toàn bộ dự án.

 

B. Quản lý thông tin & yêu cầu thông tin

Thuật ngữ Giải nghĩa
Information Thông tin – Dữ liệu có cấu trúc, có thể diễn giải, truyền đạt hoặc xử lý.
Information Requirement Yêu cầu thông tin – Chỉ định thông tin gì, khi nào, như thế nào và cho ai.
OIR Yêu cầu thông tin tổ chức – Liên quan đến mục tiêu chiến lược của tổ chức.
AIR Yêu cầu thông tin tài sản – Phục vụ cho vận hành, bảo trì tài sản.
PIR Yêu cầu thông tin dự án – Liên quan đến thiết kế, xây dựng và triển khai dự án.
EIR Yêu cầu trao đổi thông tin – Thông tin cần giao nộp bởi bên nhận nhiệm vụ.
Information Exchange Trao đổi thông tin – Đáp ứng một phần hoặc toàn bộ yêu cầu thông tin.
Information Model Mô hình thông tin – Tập hợp các dữ liệu có/không có cấu trúc trong các container.

 

C. Mô hình & container thông tin

Thuật ngữ Giải nghĩa
AIM Asset Information Model – Mô hình thông tin dùng trong giai đoạn vận hành.
PIM Project Information Model – Mô hình thông tin dùng trong giai đoạn triển khai.
Federation Phối hợp mô hình – Kết hợp nhiều container từ các bộ môn thành một mô hình tổng hợp.
Information Container Hộp chứa thông tin – File, thư mục, bảng biểu… chứa dữ liệu được quản lý.
Status Code Mã trạng thái – Metadata thể hiện tình trạng sử dụng/thích hợp của container.

 

D. Hạ tầng kỹ thuật & năng lực

Thuật ngữ Giải nghĩa
CDE Common Data Environment – Môi trường dữ liệu dùng chung của dự án.
Level of Information Need Mức độ nhu cầu thông tin – Giới hạn độ chi tiết cần thiết.
Capability Năng lực thực hiện – Kỹ năng, kiến thức để quản lý thông tin.
Capacity Nguồn lực thực hiện – Tài nguyên, nhân lực, quy trình để triển khai.

 

E. Định nghĩa nền tảng

Thuật ngữ Giải nghĩa
Building Information Modelling (BIM) Quy trình số hóa mô hình thông tin của tài sản phục vụ thiết kế, thi công, vận hành.

 

 

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC

1.1. Lợi ích của BIM

Lợi ích của BIM đối với từng đối tượng trong ngành xây dựng Trong ngành xây dựng, mỗi vai trò