BIM LÀ GÌ?

Mục lục

BIM (Building Information Modeling) là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin để quản lý trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.

Vì vậy BIM không phải là một phần mềm cụ thể nào mà mọi người hay nhầm tưởng là Revit hay Archicad mà đó là cả 1 quy trình tạo nên 1 công trình. Từ giai đoạn tạo dựng mô hình 3D, bản vẽ 2D trong giai đoạn sơ bộ phác thảo ý tưởng cho đến việc triển khai bản vẽ chi tiết, tính toán chi phí, thông tin vật liệu, kiểm soát tác động môi trường lên công trình, thi công (quản lý khối lượng, lập biện pháp, an toàn lao động…) và quản lý tòa nhà (bảo trì các thiết bị cơ điện nước), xuyên suốt vòng đời của công trình.bim-la-gi-1

Trong đó:

  • Building: công trình
  • Information: thông tin
    • Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, mái…
    • Phi hình học: thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, như chậu rửa Lavabo từ nhà cung cấp nào, model ra sao, giá bao nhiêu, website và description về sản phẩm…
  • Modeling: mô hình (khi là Model, Models), cần sử dụng các phần mềm (BIM Tools) để tạo lập các mô hình thông tin.

Tất cả các dữ liệu liên quan đến mô hình công trình đều được lưu trữ tại CDE (Common Data Environment) – môi trường trao đổi dữ liệu chung. Lợi ích của CDE là:

  • Các bộ phận tham gia xây dựng sẽ dùng dữ liệu này cho các giai đoạn từ thiết kế, thi công, hoàn công và giúp quản lý công trình tốt hơn (Facility Management).
  • Các dữ liệu được hệ thống quản lý và cập nhật chỉnh sửa nhanh chóng, giảm thiểu sai sót giữa các bộ phận, dễ dàng phát hiện lỗi trong các công đoạn giúp giảm thiểu thời gian hoàn thành 1 công trìnhtba
  • Một số trình quản lý CDE phổ biến hiện nay như BIM 360, Buzzsaw của hãng Autodesk, hoặc Trimble Connect của hãng Trimble.

BIM 3D, 4D, 5D, 6D, 7D…

BIM về cơ bản sẽ xoay quanh các mô hình thông tin 3D (3 chiều/3-dimension gồm dài, rộng, cao) được cập nhật và sử dụng trong suốt vòng đời của công trình. Sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng kéo theo sự phát triển của BIM, nhiều yếu tố nữa được tích hợp vào quy trình này tạo nên các khái niệm 4D, 5D, 6D, 7D…, mỗi một yếu tố được quy ước thành một chiều (dimension) mới.

  • 4D BIM: là mô hình BIM được tích hợp thêm yếu tố thời gian (quản lý tiến độ công trình). Mô hình 4D BIM cho phép nhà thầu tính toán và kiểm soát tiến độ thi công, nguồn cung và nhân lực trong quá trình thi công.
  • 5D BIM: là mô hình 4D BIM tích hợp thêm yếu tố chi phí và hao phí, được ứng dụng để lập dự toán chi phí, kiểm soát vốn cho dự án.
  • 6D BIM: là một nâng cấp của mô hình 5D BIM, kiểm soát thêm yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình. Được các nhà thiết kế ứng dụng để kiểm soát các chỉ số năng lượng, nhiệt độ, ánh sáng của công trình.
  • 7D BIM: là mô hình BIM tích hợp thêm thông tin về các thiết bị được sử dụng trong công trình với độ chi tiết cao dùng trong việc bảo trì bảo dưỡng trong quá trình vận hành của công trình.

Một số phần mềm Bim hỗ trợ dựng mô hình 3D thông tin như:

bim-la-gi-1.5

  • Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
  • Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
  • Cơ điện: Revit, Cadewa…
  • Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
  • Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), TeklaBimsight…
  • Dự toán: Vico, CostX…

Một số ứng dụng cụ thể của mô hình thông tin công trình BIM cho các công ty xây dựng hiện nay như:bim-la-gi-2

  • Thiết kế kiến trúc: từ giai đoạn lên ý tưởng, phân tích năng lượng công trình.
  • Thiết kế kết cấu: lên phương án thiết kế, phân tích sơ đồ kết cấu.
  • Thiết kế cơ điện nước: lên phương án thiết kế, tối ưu thiết kế (giảm va chạm, đảm bảo cao độ, phân tích hiệu suất)
  • Bản vẽ Shopdrawing, thống kê
  • Mô phỏng trình tự thi công, lắp dựng
  • Phục vụ chế tạo cấu kiện
  • Quản lý tổng mặt bằng, đánh giá tính khả thi ngoài công trường, an toàn lao động
  • Virtual Reality, Augmented Reality, 3D Printing, 3D Scanning
  • Quản lý tòa nhà, hệ thống BMS

Ứng dụng BIM phục vụ công việc cho các bộ phận:

bim-la-gi-3

  • Chủ đầu tư (Owners) và quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements
  • Kiến trúc sư (Architects) và kỹ sư công trình (Engineers)
  • Nhà thầu (Contractors)
  • Nhà thầu phụ (Subcontractors) và nhà chế tạo (Fabricators)

Trước khi triển khai BIM, các công ty cần chuẩn bị một số việc quan trọng và cơ bản như các giao thức (BIM Protocols), phần mềm (BIM Softwares), Thư viện (Components), các mẫu (Templates), kế hoạch thực hiện (BIM Execution Plan)… Nhưng dù thế nào, yếu tố chi phối lớn nhất đến hiệu quả công việc vẫn là con người, chúng ta cần con người (Human) để sử dụng công nghệ (Technology) và triển khai BIM theo đúng quy trình (Process).

Xem thêmTải Revit 2019.

Xem thêmTổng hợp giáo trình Revit.

Xem thêmKhóa học Revit rẻ nhất.

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC