1. Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 19650
Bộ tiêu chuẩn ISO 19650 bắt đầu được phát triển từ năm 2018 dựa trên nền tảng các tài liệu trước đó của Vương quốc Anh, đặc biệt là hệ thống PAS 1192 – một bộ tiêu chuẩn nổi tiếng trong ngành xây dựng về quản lý thông tin dự án BIM.
-
PAS 1192 được xây dựng dựa trên PAS 99 – Integrated Management System Standard và là một phần trong chiến lược Digital Built Britain.
-
Hệ thống này hướng đến số hóa ngành xây dựng, đề cao việc chuẩn hóa thông tin, kiểm soát dữ liệu xuyên suốt vòng đời dự án.
-
Nhờ tính hiệu quả và linh hoạt, PAS 1192 nhanh chóng được các nước khác quan tâm, nhưng chưa mang tính quốc tế.
Chính vì vậy, để phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa, năm 2018, Tổ chức ISO đã chính thức công bố ISO 19650 như một chuẩn chung toàn cầu cho quản lý thông tin trong mô hình BIM.
2. Các phần chính của tiêu chuẩn ISO 19650
-
Phần 1: Khái niệm và nguyên tắc (Concepts and principles)
-
Phần 2: Phân phối thông tin trong giai đoạn thực hiện dự án (Delivery phase of the assets)
-
Phần 3 (2020): Quản lý thông tin giai đoạn vận hành tài sản (Operational phase of the assets)
-
Phần 5 (2020): An toàn thông tin (Security-minded approach to information management)
-
Phần 4 (2022): Trao đổi thông tin (Information Exchange)
3. Tầm quan trọng của ISO 19650 trong thực tiễn
-
Giúp các bên trong dự án BIM nói cùng một “ngôn ngữ”, hiểu rõ trách nhiệm, vai trò và quy trình chia sẻ dữ liệu.
-
Đảm bảo thông tin minh bạch – kiểm soát – lưu trữ đúng chuẩn, từ đó giảm lỗi, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
-
Hỗ trợ quản lý thông tin trong suốt vòng đời công trình: từ thiết kế, thi công đến vận hành.
-
Là tiêu chuẩn cốt lõi trong đấu thầu quốc tế, đặc biệt với các quốc gia tiên tiến như Anh, Singapore, Hàn Quốc, và dần được Việt Nam áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, cần lưu ý…
Mặc dù bộ tiêu chuẩn ISO 19650 đóng vai trò then chốt trong việc chuẩn hóa và quản lý thông tin trong BIM, nhưng nó không đại diện cho toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn BIM. Việc áp dụng ISO 19650 là cần thiết, nhưng để triển khai BIM một cách toàn diện và hiệu quả, cần kết hợp với các tiêu chuẩn khác như OpenBIM từ tổ chức BuildingSMART – vốn là hệ thống thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số trong xây dựng toàn cầu.
Các tiêu chuẩn này không mâu thuẫn mà hỗ trợ lẫn nhau, góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh của BIM. Đồng thời, cần hiểu rằng việc áp dụng BIM theo ISO 19650 không phải là bắt buộc, mà là hướng đi đúng đắn giúp nâng cao chất lượng dự án, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành xây dựng.
4. Phân tích các cấp độ BIM – BIM Maturity Levels
BIM Level 0 – CAD / 2D – (Trước 2000s)
-
Mức độ trưởng thành: Thấp nhất, hầu như không phải BIM.
-
Định dạng: Bản vẽ 2D (CAD), không có thông tin số hóa gắn liền đối tượng.
-
Tiêu chuẩn: Không có chuẩn BIM, chỉ tiêu chuẩn vẽ CAD như BS1192:2007.
-
Công cụ: Giấy, bản vẽ tay hoặc file CAD rời rạc (DWG).
-
Phối hợp: Rất hạn chế, thông tin chia sẻ qua email hoặc bản in.
Tình trạng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
BIM Level 1 – 2D, 3D đơn lẻ – (2000s)
-
Mức độ trưởng thành: Bước đầu của BIM.
-
Định dạng: Mô hình 2D/3D đơn lẻ, có gắn chút thông tin, nhưng chưa phối hợp đa ngành.
-
Tiêu chuẩn: Áp dụng BS1192, BS7000-4, BS8541:2.
-
Công cụ: Các phần mềm mô hình rời rạc, lưu file cục bộ.
-
Phối hợp: Có chút phối hợp nội bộ nhưng chưa có môi trường dữ liệu chung (CDE).
Đây là giai đoạn nhiều công ty Việt đang chuyển dần qua từ CAD.
BIM Level 2 – BIM thực sự (Point Solution) – (2010s)
-
Mức độ trưởng thành: BIM thực thụ – có phối hợp đa ngành.
-
Định dạng: Mô hình 3D đầy đủ thông tin, có thể xuất IFC, dùng để kiểm tra xung đột, tách khối lượng…
-
Tiêu chuẩn: BS1192-2, BS1192-3, BS8541-1:3:4
-
Công cụ: Sử dụng file + thư viện + môi trường CDE (Common Data Environment).
-
Phối hợp: Mỗi bên làm mô hình riêng rồi chia sẻ lên môi trường chung, phối hợp bằng Navisworks, Revizto, BIMCollab…
Level này chính là “đích đến trung gian” mà các dự án BIM đang hướng tới hiện nay.
BIM Level 3 – BIM tích hợp toàn bộ (BLM) – (2020s)
-
Mức độ trưởng thành: Cao nhất – hướng tới quản lý vòng đời công trình (BLM – Building Lifecycle Management).
-
Định dạng: Dữ liệu mở, liên kết, có thể trao đổi giữa các nền tảng – theo chuẩn OpenBIM.
-
Tiêu chuẩn: IFC, IDM, IFD (các chuẩn của BuildingSMART).
-
Công cụ: Dữ liệu tích hợp qua web, API, nền tảng cloud – gọi là “BIM Hub”.
-
Phối hợp: Mọi bên làm việc trực tiếp trên một nền tảng chia sẻ chung – dữ liệu có thể giao dịch, phân tích, tích hợp AI, IoT, Digital Twin…
Trong đó :
1. AI – Trí tuệ nhân tạo trong BIM
AI (Artificial Intelligence) = công nghệ giúp máy móc “học” và “suy nghĩ” như con người.
Ứng dụng trong BIM:
-
Phân tích dữ liệu công trình: Dự đoán lỗi, tối ưu thiết kế, đề xuất biện pháp thi công.
-
Tự động kiểm tra xung đột, gợi ý cách sửa nhanh hơn (thay vì người phải tìm từng lỗi).
-
Tối ưu năng lượng: AI phân tích mô hình để đưa ra cách giảm tiêu thụ điện, điều hòa, chiếu sáng…
2. IoT – Internet of Things (Mạng thiết bị kết nối)
IoT = các thiết bị có cảm biến (sensor) gắn trong công trình, kết nối internet và gửi dữ liệu về liên tục.
Ứng dụng trong BIM:
-
Gắn cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, rung chấn… vào mô hình.
-
Khi công trình thi công hoặc vận hành, các cảm biến gửi dữ liệu về BIM model để theo dõi trạng thái thực tế.
-
Ví dụ: hệ thống phòng cháy báo động thì mô hình cũng “hiển thị” vùng sự cố.
3. Digital Twin – Bản sao số của công trình
Digital Twin = bản sao ảo (mô hình số) phản ánh trạng thái thật của công trình theo thời gian thực.
Ứng dụng:
-
Mô hình BIM không chỉ là dữ liệu thiết kế, mà còn cập nhật liên tục trạng thái thật của công trình (nhờ IoT).
-
Ví dụ:
-
Tòa nhà thật mở máy lạnh tầng 5 → mô hình BIM cũng “biết” điều đó.
-
Thiết bị hỏng → mô hình hiển thị đúng vị trí lỗi.
-
Kết hợp BIM + IoT + AI = Digital Twin
Đây là mục tiêu cao nhất của BIM Level 3 → Smart Building → Smart City.
Tóm tắt đơn giản:
Công nghệ | Là gì? | Trong BIM dùng để làm gì? |
---|---|---|
AI | Trí tuệ nhân tạo | Tự động hóa kiểm tra, phân tích và tối ưu mô hình |
IoT | Thiết bị cảm biến kết nối mạng | Thu thập dữ liệu thực tế từ công trình |
Digital Twin | Mô hình số sống động | Mô phỏng công trình thật, phản ứng theo thời gian thực |
Mục tiêu lâu dài của các quốc gia tiên tiến và các dự án quy mô lớn.
Tóm gọn bằng bảng:
Level | Mô tả chính | Tiêu chuẩn tiêu biểu | Mức phối hợp |
---|---|---|---|
0 | Bản vẽ giấy, CAD | BS1192:2007 | Không có |
1 | Mô hình 2D, 3D đơn lẻ | BS8541, BS7000-4 | Nội bộ |
2 | BIM phối hợp | BS1192-2-3, IFC | Đa ngành trên CDE |
3 | BIM tích hợp toàn bộ | IFC, IFD, IDM | Nền tảng dữ liệu mở |
Kết luận
Hiểu rõ các cấp độ BIM sẽ giúp:
-
Doanh nghiệp xác định vị trí hiện tại và kế hoạch nâng cấp.
-
Người học BIM biết mình đang học ở level nào và cần bổ sung kỹ năng gì.
-
Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu phối hợp hiệu quả hơn và đặt kỳ vọng phù hợp.
Tham khảo thêm :
Nguyên Tắc – Các thuật ngữ phổ biến trong BIM