Hướng dẫn chi tiết cách vẽ cọc bê tông ly tâm và đài móng

Mục lục

1/ GIỚI THIỆU:

Revit Structure là một trong những công cụ của phần mềm Revit gồm: Revit Architecture (RAC), Revit MEP (nay được tích hợp vào Revit Building với tên là System) và Revit Structure.

Revit Structure được tạo ra nhằm nâng cao chất lượng thiết kế trong hệ thống hồ sơ của người kỹ sư xây dựng. Phần mềm được tích hợp các công cụ ưu việt, hỗ trợ đến mức tối đa việc mô hình hóa 3D kết cấu cũng như triển khai các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt kết cấu hay những chi tiết liên kết. Tổng quan về Revit Structure là công cụ được trang bị các module thống kê khối lượng vật tư, đơn giá, qua đó có thể dự toán khối lượng phần thô của công trình.

Ngày nay, Revit Structure ngày càng được áp dụng rộng rãi cho các kỹ sư, công ty thiết kế và thi công kết cấu để xây dựng mô hình BIM (Building Information Modeling – Mô hình hóa thông tin công trình).

Hiện nay, có rất nhiều vấn đề xảy ra đối với người dùng mới trong quá trình thực hiện và thao tác bản vẽ như: chưa nắm rõ về cách hoạt động của phần mềm, mơ hồ về các nút tắt dẫn đến việc thao tác chậm và gây tốn thời gian.

KKHOUSE lập ra chuyên mục “Giáo trình Revit Structure” là để giúp các bạn sinh viên hoặc những người dùng mới tìm hiểu về những kiến thức mới của Revit, rất mong rằng chuyên đề ngày hôm nay sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ và yêu thích phần mềm đa năng này.

2/ HƯỚNG DẪN VẼ CỌC BÊ TÔNG LY TÂM 

  • Trước khi bắt đầu tiến vào quá trình vẽ cọc bê tông, chúng ta sẽ quan sát hình dáng của chiếc cọc mà chúng ta sẽ tiến hành vẽ nhé. Hôm nay KKHOUSE sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ cọc bê tông ly tâm, một loại cọc rất phổ biến dành cho các công trình có tải trọng lớn hoặc những công trình được đặt ở nơi đất yếu.

vẽ cọc bê tông

Hình dáng thực tế của cọc bê tông ly tâm

vẽ cọc bê tông

Family cọc bê tông ly tâm trên phần mềm Revit

  • Bước đầu tiên vẽ cọc bê tông ly tâm chúng ta sẽ tiến hành mở một file mới Family, chúng ta tiến hành như sau: File → New → Family
  • Sau khi hộp thông tin hiện ra chúng ta sẽ back về và chọn English vì chúng ta sẽ thực hiện trên hệ đơn vị Mét (Metric) → Tìm Metric Structure Foundation.

vẽ cọc bê tông

Chúng ta sẽ sử dụng hệ đơn vị Mét (Metric) để triển khai bản vẽ cọc.

  • Sau khi đã tạo một file mới, chúng ta sẽ tiếp tục chuyển qua mặt đứng của bản vẽ, vì chúng ta sẽ thao tác chủ yếu ở mặt đứng. Trên mặt đứng chúng ta sẽ chỉnh sửa trục sao cho phù hợp với chiều dài cọc (hãy căn chỉnh một cách tương đối vì chúng ta có thể chỉnh sửa bất kỳ lúc nào)

vẽ cọc bê tông

Thao tác vẽ cọc sẽ chủ yếu ở trên mặt đứng

  • Sau khi đã chuyển sang mặt đứng, chúng ta sẽ sử dụng lệnh Reference Plane (RP) –  là một mặt phẳng được dùng để vẽ phác thảo 2D trong mô hình 3D. Định nghĩa là như vậy nhưng chúng ta cứ thao tác như là sử dụng những đường line để vẽ. 
  • Chúng ta tiến hành thao tác như sau: Create → lệnh Reference Plane (RP) để vẽ phác thảo lần lượt hình dáng của cọc, sau đó chúng ta sẽ chỉnh sửa kích thước sau nhé các bạn.

vẽ cọc bê tông

Phác thảo hình dáng của cọc

  • Vậy sau khi phác thảo chúng ta sẽ chỉnh sửa bằng gì? Chúng ta sử dụng lệnh Aligned Dimension (DI) tạo ra những đường kích thước và chỉnh sửa hình dáng của cọc sao cho phù hợp với kích thước được đề ra. 
  • Thao tác như sau: Annotate → Aligned để vẽ đường kích thước.

vẽ cọc bê tông

Nếu quan sát kĩ các bạn sẽ thấy chữ EQ, hãy sử dụng chữ EQ để ràng buộc sự bằng nhau so với trục chính.

  • Trong quá trình thao tác, nếu như không thể thấy rõ kích thước, các bạn chỉ cần thay đổi tỉ lệ thôi nhé.

vẽ cọc bê tông

Thay đổi tỉ lệ để thấy kích thước rõ hơn

  • Chúng ta hãy bắt đầu tiến hành vẽ kích thước như mẫu bên dưới nhé các bạn.

vẽ cọc bê tông

Kích thước cơ bản của một thanh cọc

  • Bước kế tiếp chúng ta sẽ tiến hành gán nhãn (Label) cho những kích thước này.

vẽ cọc bê tông

Gán nhãn (Label) cho kích thước cấu kiện

  • Gán nhãn để làm gì? Thao tác này sẽ giúp chúng ta dễ dàng quan sát và quản lý đến từng chi tiết, đồng thời rất dễ để kiểm soát những kích thước này. Các bạn tiến hành vẽ như mẫu bên dưới nhé.

vẽ cọc bê tông

Các kích thước cần thiết để vẽ 1 thanh cọc

 

  • Tùy vào bản vẽ kết cấu, chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh kích thước cọc sao cho đúng với yêu cầu thiết kế.
  • Để có thể dễ dàng chỉnh sửa kích thước, chúng ta tiến hành như sau: Modify → Family Types.

vẽ cọc bê tông

vẽ cọc bê tông

Điều chỉnh thông số theo yêu cầu thiết kế của các bạn nhé

vẽ cọc bê tông

Sau khi chỉnh sửa các thông số sẽ tự động thay đổi.

  • Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành vẽ cọc, chúng ta vào mục Create → Revolve (Tạo một khối 3D bằng việc sử dụng mô hình 2D bao quanh một trục chính). Chúng ta hãy cùng quan sát để có thể hình dung được một cách rõ ràng nhất nhé.

* Các bước thực hiện:

1/ Ở mục Create → Chọn Revolve

2/ Pick A Plan (Chọn mặt thao tác) → Chọn mặt đứng Reference Plane (Front, Back)

3/ Tại Boundary Line → Chọn Rectangle (Hình chữ nhật) để tiến hành vẽ cọc

4/ Vẽ một hình chữ nhật từ mép đường kính trong của cọc cho đến điểm cuối của cọc (không tính bản thép)

5/ Sau đó chọn Axis Line (Tâm của hình khối) và vẽ tại trung điểm cần xoay quanh.

6/ Chúng ta sẽ chuyển qua mô hình 3D để kiểm tra xem hình dáng của khối cọc đã đúng với yêu cầu thiết kế chưa.

7/ Vẽ tương tự với bản thép.

  • Sau khi đã phác thảo chiều dài cọc, tiếp đến chúng ta sẽ phác thảo mũi cọc.
  • Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần phải hiểu rằng trong quá trình ép cọc sẽ có 2 loại cọc đó là cọc nối và cọc mũi

vẽ cọc bê tông

Cọc nối

vẽ cọc bê tông

Cọc mũi

  • Chúng ta sẽ tiến hành vẽ cọc mũi nhé các bạn, hãy quan sát bài trình bày phía dưới để hiểu rõ hơn về cách làm:

*Các bước thực hiện:

1/ Chọn Create → Blend → Pick A Plane (Chọn vị trí mũi cọc)

vẽ cọc bê tông

2/ Vẽ sơ bộ hình dáng mũi cọc, sử dụng lệnh DI (Aligned Dimension) để điều chỉnh kích thước như hướng dẫn

vẽ cọc bê tông

3/ Tiếp theo chúng ta chọn Edit Top để vẽ mũi cọc, vẽ sơ bộ và điều chỉnh kích thước bằng lệnh DI (Aligned Dimension). 

4/ Đây là kết quả sau khi chúng ta đã hoàn thành việc tạo mũi cọc, vì mũi cọc đang bị ngược vào trong nên chúng ta sẽ thao tác kéo mũi cọc ra ngoài trùng khớp với đường trục đã tạo trước đó. Sử dụng lệnh AL (Align) để kết nối 2 đường lại với nhau.

vẽ cọc bê tông

vẽ cọc bê tông

Lưu ý: nhớ Lock lại để khóa cấu kiện vào trục nhé

5/ Tiếp tục vẽ mũi cọc còn lại nhé các bạn.

vẽ cọc bê tông

Kết quả cuối cùng

6/ Vì có đến 2 loại cọc nên chúng ta sẽ gán giá trị của 2 loại cọc đó trên cùng 1 thanh cọc để linh hoạt trong việc triển khai bản vẽ.

Chúng ta tiến hành như sau: Quét chọn 2 mũi cọc → Visible → Thêm nhãn (label) → Đặt tên cho giá trị. Cùng theo dõi nhé!

vẽ cọc bê tông

Gán giá trị cho mũi cọc

7/ Sau khi gán giá trị cho loại “cọc mũi” thì bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục gán giá trị cho loại “cọc nối”

Chúng ta sẽ thao tác lệnh HH (Temporary Hide) – Ẩn tạm thời 2 mũi cọc để dễ dàng thao tác hơn. Chúng ta tiến hành thao tác như là với loại “cọc mũi”

vẽ cọc bê tông

Gán giá trị cho cọc nối

8/ Lưu lại và chúng ta sẽ gặp lại nhau trong bài hướng dẫn vẽ family đài móng nhé.

3/ HƯỚNG DẪN VẼ FAMILY ĐÀI CỌC

  • Trước khi tiếp tục vẽ về đài cọc, chúng ta sẽ quan sát kết cấu của một đài cọc trông như thế nào nhé
  • Thao tác cũng sẽ giống như lúc chúng ta vẽ Family cọc bê tông ly tâm

vẽ cọc bê tông

New → Family → chọn English → Metric Structural Foundation

vẽ cọc bê tông

  • Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành vẽ phác thảo móng một cách sơ bộ, sử dụng lệnh RP (Reference Plane) để vẽ trên mặt phẳng 2D và tạo khung.

vẽ cọc bê tông

  • Bước tiếp theo sử dụng lệnh DI (Aligned Dimension) để điều chỉnh kích thước

vẽ cọc bê tông

  • Gán nhãn cho kích thước cấu kiện để có thể linh hoạt hơn trong chỉnh sửa cũng như triển khai bản vẽ

vẽ cọc bê tông

  • Kết quả cuối cùng, các bạn hãy cùng thực hành nhé

vẽ cọc bê tông

  • Bắt đầu triển khai vẽ đài cọc, thao tác như sau: Create → Extrusion

vẽ cọc bê tông

  • Sau khi hoàn tất chỉnh sửa chiều dài, chiều rộng, chúng ta tiến hành chỉnh sửa cao độ của đài móng. Chúng ta chuyển sang mặt đứng để chỉnh sửa cao độ nhé

vẽ cọc bê tông

  • Sau khi đã xong sơ bộ phần móng, chúng ta tiến hành vẽ lớp lót bê tông, gán nhãn trên mặt đứng như bước trên
  • Tiếp theo chúng ta sẽ định vị tâm cọc để load cọc vào đài cọc

vẽ cọc bê tông

  • Mở Family móng cọc mà chúng ta đã lưu → Load into Project

vẽ cọc bê tông

  • Chúc các bạn thành công.

vẽ cọc bê tông

vẽ cọc bê tông

Hi vọng rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm rõ được phần nào về quá trình vẽ cọc bê tông ly tâm để phục vụ cho học tập và công việc. KKHOUSE rất vui vì các bạn đã đọc đến phần này, mọi kiến thức đều cần được trau dồi để bản thân có thể phát triển toàn vẹn hơn trên tất cả các phương diện.

Nếu những bạn sinh viên chuyên ngành, những kỹ sư và kiến trúc sư chưa nắm rõ về Revit thì ngay tại KKHOUSE sẽ có những khóa học thực chiến sát với thực tế nhằm giúp những người mới dễ dàng thao tác và thực hiện những công trình yêu thích sau khi hoàn thành khóa học. Rất vui được đón tiếp các bạn.

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC